Đối với mỗi nhà hàng, phần quan trọng hàng đầu là khu vực bếp. Dù khách hàng không bao giờ nhìn thấy một cách trực tiếp cách bày trí một gian bếp sẽ trông như thế nào, nhưng không phải vì thề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể setup gian bếp nhà hàng của mình một cách tuỳ tiện nhầm giảm chi phí cũng như thời gian của doanh nghiệp mình. Để set up một căn bếp phù hợp với từng nhà hàng cần có sự chuẩn bị cũng như tham khảo nhiều nguồn tài liệu nhằm tối ưu diện tích mà đủ đạt vệ sinh an toàn.

Hãy cùng Hian khám phá những lưu ý trong quy trình Set up bếp nhà hàng dưới đây nhé. Tin chắc rằng Hian sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và sự tự tin khi mở một nhà hàng kinh doanh.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG QUY TRÌNH SET UP BẾP NHÀ HÀNG

1. Lựa chọn mô hình và quy mô bếp phải dựa trên kế hoạch kinh doanh của CĐT

Kế hoạch set up bếp gắn liền với kế hoạch kinh doanh một nhà hàng. Việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và kỹ lưỡng là điều không thể thiếu khi kinh doanh. Bao gồm sự chuẩn bị cặn kẽ chi tiết về: mục tiêu kinh doanh, món ăn kinh doanh, đối tượng khách hàng, vị trí mặt bằng, kế hoạch tài chính,… Lựa chọn mô hình và quy mô bếp kèm theo bản thiết kế theo sát chiến lược kinh doanh là điều được ưu tiên chọn lựa. 

2. Lựa chọn mặt bằng có không gian bếp phù hợp với mô hình và công năng bếp

Khâu tiếp theo sau khi có được kế hoạch kinh doanh đó là lựa chọn mặt bằng. Với mặt bằng trống để xây lên thì sẽ dễ dàng thiết kế và chọn diện tích bếp phù hợp với quy mô bếp. Nhưng đối với mặt bằng có hiện trạng sẵn, cần cân nhắc lựa chọn với nhiều yếu tố. Diện tích dành cho bếp có thể bố trí đủ cho các phân khu chức năng bếp theo kế hoạch. Ngoài ra nên ưu tiên lựa chọn mặt bằng có hạ tầng sàn, trần, tường, hệ thống điện nước…vẫn sử dụng tốt không phải tốn quá nhiều chi phí cải tạo sửa chữa.

3. Những hệ thống và thiết bị cần phải trang bị cho bếp

Để đảm bảo 1 nhà hàng đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩn thì bạn cần phải đảm bảo đầy đủ những thiết bị nhà bếp hiện đại, hệ thống chiếu sáng, điện nước và các đồ dùng nhà bếp. Chúng tôi xin chia sẽ với các bạn các hệ thống và thiết bị cần thiết trong khu bếp nhà hàng phải có:

– Các loại bếp công nghiệp: hiện nay, trên thị trường có 2 loại bếp công nghiệp đang được sử dụng phổ biến là bếp gas và bếp từ công nghiệp. Thiết bị bếp công nghiệp mang đến nhiều tiện ích, giúp tiết kiệm được thời gian nấu nướng, chế biến ra những món hấp dẫn hơn và ngon miệng hơn. 

– Các loại tủ đông, tủ mát chuyên dụng: để bảo quản thức ăn, các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản rau củ quả…tránh khỏi các vi khuẩn khiến cho thức phẩm dễ bị hỏng.

– Thiết bị tủ giữ nóng thức ăn: thức ăn sau khi được nấu ra một thời gian sẽ bị nguội làm mất đi vị ngon ban đầu của món ăn. Để đảm bảo lượng khách hàng nhiều vào giờ cao điểm không quá gây áp cho nhà bếp thì tủ giữ nóng thức ăn chính là  giải pháp không thể nào tốt hơn.

– Bồn rửa inox công nghiệp: vừa đem lại một không gian bếp tiện nghi, sang trọng nó còn là dụng cụ hỗ trợ đắc lực giúp làm sạch thực phẩm.

– Hệ thống thông gió, hút mùi: giúp tránh ảnh hưởng mùi đến chất lượng thức ăn cũng như môi trường làm việc của nhân viên luôn được đảm bảo

4. Thiết kế và sắp xếp các loại bếp và thiết bị một cách khoa học

Có nhiều cách thiết kế và sắp xếp khu bếp, nhưng có ba mô hình bố trí bếp khoa học và hiệu quả được áp dụng nhiều đó là:

– Set up bếp kiểu dây chuyền: Các bộ phận của bếp hoạt động giống như một dây chuyền, nối tiếp nhau sẽ tạo sự thuận tiện cho người làm việc trong không gian này, rút ngắn thời gian vận chuyển thức ăn giữa các bộ phận, tối ưu năng suất cho bếp.

– Set up bếp kiểu ốc đảo: các thiết bị quan trọng như bếp chiên, bếp xào, bếp hầm, lò nướng… sẽ được bố trí ở trung tâm bếp. Các bộ phận khác sẽ được đặt xung quanh, sát tường mà vẫn đảm bảo tính liên kết, nhằm tăng khả năng truyền đạt thông tin của các đầu bếp chính đến các bộ phận, hỗ trợ nhau tốt hơn, tạo không gian mở.

– Set up bếp kiểu phân khu: tiến hành phân chia các khu chức năng riêng biệt được đặt dọc theo tường theo một quy luật nhất định đảm bảo lưu thông tốt trong bếp, thuận tiện cho việc lấy nguyên liệu và đưa đến các bộ phận.

 

5. Chú trọng hệ thống ánh sáng, điện nước và hút mùi cho nhà bếp

Một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng hoạt động khu bếp đó chính là hệ thống điện nước và hút mùi. Nguồn ánh sáng cho khu bếp phải đủ và sử dụng chiếu sáng trắng để đảm bảo cảm quan chân thực khi chế biến món ăn. Cấp nước và thoát nước cũng phải đảm bảo được lắp đặt đầy đủ và chuyên nghiệp. Khói và mùi là hai yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên cũng như chất lượng phục vụ, chất lượng món ăn. Vì vậy cần đầu tư chú trọng lắp đặt hệ thống hút khói đạt chuẩn. Tùy vào quy mô của nhà hàng mà lựa chọn quy mô hệ thống máy hút phù hợp để đảm bảo được hiệu quả hút tốt nhất, hạn chế tiếng ồn, và đảm bảo sự thẩm mỹ cho nhà bếp.

6. Quan tâm đến chi phí đầu tư bếp, đảm bảo trong khoảng ngân sách cho phép

Một bản kế hoạch kinh doanh xuất sắc đến mấy nhưng nếu vượt xa khoảng ngân sách kế hoạch của chủ đầu tư thì cũng không thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc bám sát khoảng đầu từ ngay từ đầu của quá trình thiết kế sẽ tránh mất thời gian chỉnh sửa cho khách hàng, và sớm cho ra được bản thiết kế và kế hoạch Set up khả thi nhất. Điều này cũng tránh được tình trạng các chủ đầu tư khi nhận bản thiết kế rất ưng ý nhưng lại ngoài sức đầu tư, gây cảm giác chán nãn.