Đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) được mệnh danh “Đệ nhất hùng quan”, một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Đèo là đoạn quốc lộ 4C dài khoảng 20 km nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Đỉnh đèo cao 2.000 mét, là con đường hiểm trở nhất trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, một bên là vách núi đá vôi hiểm trở, bên kia là vực sông Nho Quế. Ngày 16/11/2009, Bộ VHTT&DL đã quyết định xếp khu vực đèo Mã Pì Lèng Hà Giang là danh lam thắng cảnh quốc gia.

Công trình Panorama “bốn không” ở Mã Pí Lèng, Hà Giang mở ra tầm nhìn hiếm có cho các du khách, nhưng câu chuyện về nó cũng đang đặt ra những đòi hỏi về trách nhiệm đến cùng và tầm nhìn xa hơn, rộng hơn của các cơ quan quản lý.
Quá trình thi công khách sạn “4 không” Panorama
- Không có Giấy chứng nhận đầu tư
- Không được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Không có giấy phép xây dựng
- Không có văn bản thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL)






Khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng hiện nay
Nhiều ngày qua, cư dân mạng kêu gọi tẩy chay, đánh giá 1* cho khách sạn Mã Pì Lèng Panorama. Công trình này được ví von như những cái “răng sâu” bê tông lổn nhổn dọc bờ dốc hùng vĩ, xây dựng trên đất trồng cây lâu năm, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xâm phạm danh thắng Quốc gia.
Khách sạn Panorama nằm ngay trên hẻm vực Tu Sản, được xây dựng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Nhà cao 7 tầng, nằm thoải theo sườn đèo, có 5 ban công lớn, do bà Vũ Ngọc Ánh (SN 1962, trú tại TP Hà Giang) làm chủ đầu tư. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Ánh do Sở TN&MT cấp ngày 31/5/2016, thuộc loại đất trồng cây hằng năm.








Thiết kế khách sạn Panorama có gì?
Khu nhà cao 7 tầng, nằm thoải theo sườn đèo. Mỗi căn phòng đều có ban công nhìn xuống đèo Mã Pì Lèng và hẻm núi Tu Sản cùng dòng sông Nho Quế thơ mộng. Khu phức hợp bao gồm: thiết kế khách sạn, thiết kế nhà hàng, thiết kế quán cafe. Panorama được đánh giá có thiết kế không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. Cách trang trí không đặc sắc nếu không nói là bình thường.





Khách sạn “4 không” phá hỏng cảnh quan
“Thiên nhiên là của chung, không ai có quyền lấy cắp làm của riêng”
Thực tế toàn bộ mỏm núi được cho là nơi lý tưởng nhất để ngắm dòng Nho Quế biếc xanh huyền thoại và hẻm vực Tu Sản đã bị san phẳng. Thay vào đó là một mảng sân bêtông khổng lồ với dãy lan can vô hồn được “đặt tên” mỹ miều là “vọng cảnh đài” (đài quan sát) để du khách dừng chân ngắm cảnh”được an toàn”.
Giờ đây, nhìn từ con đường Hạnh Phúc huyền thoại, mỏm núi luôn nằm giữa khung hình của bức tranh cao nguyên đá lung linh, hoàn mỹ đã không còn. Chưa kể với dự án thủy điện Nho Quế 1 và “lòng hồ dài 11km ôm trọn 2km đi qua đại hẻm vực Tu Sản”, không biết khi ấy du khách đến với Mã Pí Lèng sẽ còn gì để ngắm?